Thời gian ngủ của bé phụ thuộc nhiều vào số tháng tuổi của bé. Bé sơ sinh sẽ cần nhiều thời gian ngủ hơn và số giờ ngủ vào ban ngày và thời gian ngủ ngày sẽ dần giảm đi khi bé lớn lên. Bài viết này EmBé Sling giúp ba mẹ ghi chú lại thời gian ngủ hợp lý của bé và mẹo giúp bé ngủ ngon mà không quấy khóc.
Tầm quan trọng của giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Phân loại giấc ngủ
Giấc ngủ của bé cũng tương tự với giấc ngủ người lớn, và được chia làm 2 giai đoạn chính là giấc ngủ REM và giấc ngủ non-REM. Giấc ngủ Non-REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) bao gồm các giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu, còn giấc ngủ REM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) chỉ bao gồm giấc ngủ mơ.
Giấc ngủ REM: Bé sẽ nằm mơ và mắt sẽ chuyển động theo chiều trước sau, thông thường, phân nửa thời gian ngủ của bé là giấc ngủ REM.
Giấc ngủ Non-REM (hoặc NREM) được chia làm 3 giai đoạn nhỏ như sau:
Giai đoạn 1: bé buồn ngủ, mí mắt sụp xuống và có thể ngủ gật.
Giai đoạn 2: đôi lúc bé giật mình hoặc phát ra âm thanh nhỏ khi ngủ.
Giai đoạn 3: bé bắt đầu ngủ sâu hơn, im lặng và không cử động.
Tầm quan trọng của giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng chính trong sự phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngoài các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, tập thể dục,... Nguyên nhân là do khi ngủ, hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra bởi tuyến yên, hormone được tiết ra nhiều nhất là khi bé bắt đầu các giấc ngủ sâu.
Khi bé ngủ sâu, ngon giấc, cơ thể bé sẽ hấp thụ oxy, năng lượng và tiết ra hormone tăng trưởng, vì vậy, khi thức giấc, bé sẽ có tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Ngược lại khi bé ngủ không ngon, cơ thể bé dễ mệt mỏi, cáu gắt và quấy khóc.
Giấc ngủ còn được chứng minh là thời điểm não bộ bé được nạp lại năng lượng và tiến hành quá trình nhận thức ở trẻ.
Thời gian ngủ hợp lý của bé theo từng tháng tuổi
Tập cho bé tự ngủ và mẹo giúp bé ngủ ngon hơn
Bé đã có thể ngủ độc lập là khi bé đã có thể ngủ liền mạch từ 6-8 tiếng suốt đêm và có thể tự ngủ lại khi thức dậy lúc nửa đêm mà không cần sự trợ giúp của ba mẹ. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên tập ngủ độc lập cho con khi con đã sẵn sàng, không nên bắt ép bé mà hãy kiên nhẫn tập cho bé từ từ từng chút một. Dưới đây là một số cách giúp ba mẹ hỗ trợ rèn cho bé ngủ tự lập mà vẫn ngon giấc và khỏe mạnh.
Khi bé ngủ độc lập nhưng quấy khóc giữa đêm, ba mẹ có thể cho bé ôm gấu bông, búp bê hoặc gối ôm, ngoài ra, ba mẹ cũng có thể ôm và vỗ về bé để bé cảm thấy an toàn hơn. Ngoài ra, thời gian ngủ ban ngày quá nhiều hoặc quá ít cũng khiến bé mệt mỏi và khó ngủ hơn vào ban đêm, ba mẹ cũng nên lưu ý kiểm tra cơ thể bé thường xuyên phòng khi bé đói khát, hoặc các vấn đề về sức khỏe như bé mọc răng, sốt, dị ứng, côn trùng cắn,...
Khi bé được hơn 1 tháng tuổi, ba mẹ đã có thể bắt đầu tập cho bé tự ngủ, khoảng thời điểm này là thời gian vàng để ba mẹ có thể tập cho con những thói quen tốt để con dễ thích nghi hơn. Ba mẹ có thể tập từ từ cho bé bằng cách bế và vỗ về bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt xuống giường, tránh tạo thói quen xấu cho bé là bế thì bé mới ngủ và bé sẽ thức khi bị đặt xuống giường. Một trường hợp khác là khi bé đã quen với nằm võng và được đung đưa dẫn đến bé có thói quen không ngủ được nếu không có võng và được đung đưa. Ngoài ra, việc cho bé ngủ trên tay cũng không được khuyến khích, vì khi bé quen ngủ trên tay, bé sẽ rất khó ngủ khi không được bồng bế và đặt bé xuống giường, bé sẽ quấy khóc và không ngủ lại được.
Ba mẹ có thể làm rõ sự khác biệt của ngày và đêm để giúp bé có được giấc ngủ vào ban đêm sâu và dài hơn. Khi ban đêm, ba mẹ nên để ánh đèn sáng nhẹ, khi bé khóc ba mẹ có thể cho bé bú hoặc vỗ về bé nhẹ nhàng trong phòng yên tĩnh và tối. Đối với ban ngày, ba mẹ nên dành nhiều thời gian với con như trò chuyện, vui đùa cùng con.
- Hình thành các thói quen theo trình tự giống nhau mỗi ngày, bao gồm thời gian ăn, chơi và giờ đi ngủ. Điều này hỗ trợ hình thành nếp sinh hoạt tự nhiên cho bé, giúp bé có thể ngủ ngon và sâu hơn vào ban đêm. Ba mẹ có thể cho con ăn sau khi con thức dậy được một lúc, sau khi nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn thì ba mẹ có thể trò chuyện cùng con, và cuối cùng là ba mẹ cho bé ngủ khi bé buồn ngủ.
ĐỌC THÊM:
Trẻ sơ sinh ngủ một mình - Nên hay không?
EmBé Sling đồng hành cùng con chạm đến những cột mốc phát triển đầu đời
Catnapping là gì và có đáng lo không?