Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể mẹ chính là “ngôi nhà dinh dưỡng” của bé. Mọi thay đổi với cơ thể mẹ đều có thể tác động ít nhiều tới thai nhi, nên mẹ bầu thường phải cẩn thận gấp bội trong thời gian 9 tháng 10 ngày này. Một thai kỳ khỏe mạnh không những giúp bé khỏe mạnh hơn mà còn thúc đẩy quá trình sinh nở. Hãy cùng EmBé Sling xem thử những điều mẹ bầu cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Khám sức khỏe định kỳ trong suốt thai kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ nên bắt đầu từ khi mẹ bầu nghi ngờ mình có thể mang thai. Những lần thăm khám này thường bao gồm khám sức khỏe, kiểm tra cân nặng và cung cấp mẫu nước tiểu, siêu âm. Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bố mẹ kiểm tra sự phát triển và sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên về sinh hoạt cũng như phát hiện được những vấn đề về sức khỏe để có thể tránh những rủi ro không mong muốn trong thai kỳ.
Bổ sung các khoáng chất và các vitamin quan trọng
Tương tự với giai đoạn chuẩn bị mang thai, axit folic và sắt là hai loại khoáng chất quan trọng nhất trong thai kỳ. Ngoài trừ bổ sung từ những thực phẩm giàu dinh dưỡng thì mẹ bầu được khuyến khích dùng thêm vitamin dạng viên nén để có thể đảm bảo đủ liều lượng cần trong một ngày. Thông thường, phụ nữ trước và trong khi mang thai mỗi ngày cần bổ sung 400mcg axit folic, 27mg sắt, 1000mg canxi.
Chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh
Với việc chăm sóc sức khỏe chu đáo, phụ nữ có thể giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai. Điều này được thực hiện một phần thông qua việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên theo lời khuyên của bác sĩ và hộ sinh.
Rau và trái cây, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein đều là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai và góp phần vào sức khỏe dinh dưỡng của mẹ và em bé. Chọn thực phẩm có ít hoặc không thêm natri, đường hoặc chất béo bão hòa để duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bị nôn nghén quá nặng, mẹ bầu nên thử các món thanh đạm, ít mùi, nhớ là hãy đảm bảo các thực phẩm đều an toàn cho phụ nữ mang thai.
Dưới đây là bản tham khảo số cân nặng mà mẹ bầu nên tăng dựa theo IBM được Đoàn Y tế Công cộng Canada đề xuất
Tránh các hóa chất hay các chất kích thích
Khói thuốc lá và rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hoặc tử vong không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Việc sử dụng rượu làm tăng nguy cơ rối loạn phổ rượu ở bào thai, có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm dị tật bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ.
Tương tự với cafein hay các hóa chất trong việc nhuộm tóc, sơn móng tay,… mẹ bầu nên cẩn trọng hết mức có thể, và tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng.