Hiện nay, với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, bệnh sởi đang được báo động và tuyên truyền các biện pháp phòng tránh mạnh mẽ bởi các chuyên gia và tổ chức y tế.
Bố Mẹ hãy cùng EmBé Sling tham khảo về biểu hiện cũng như các phòng ngừa bệnh sởi cho bé yêu ngay tại nhà nhé!
1. Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do vi rút sởi thuộc họ Paramyxoviridae, thuộc chi Morbilivi rut gây nên. Virus sởi là loại virus có tỷ lệ lây nhiễm rất cao và độc lực rất mạnh. Nếu không kịp thời phát hiện sớm, bệnh sởi có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
2. Quá trình ủ bệnh: việc nắm rõ quá trình ủ bệnh của bệnh sởi cũng rất quan trọng, giúp bố mẹ có thể theo dõi và nghi ngờ nếu bé có những triệu chứng của từng giai đoạn bệnh để kịp thời điều trị cho bé.
Nhiễm trùng xảy ra trong các giai đoạn từ 2 đến 3 tuần.
Lây nhiễm và ủ bệnh: Trong 10 - 14 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, virus sởi lây lan trong cơ thể. Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này.
Các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu: Bệnh sởi thường bắt đầu với sốt nhẹ đến trung bình, thường kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm mắt (viêm kết mạc) và đau họng. Dấu hiệu này có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Bệnh cấp tính và phát ban: Phát ban được tạo thành từ các đốm nhỏ màu đỏ. Các đốm và mụn mọc thành cụm dày đặc khiến da có màu đỏ lốm đốm. Trong vài ngày tiếp theo, vết ban lan xuống cánh tay, ngực và lưng, rồi đến đùi, cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao từ 40 đến 41 độ C.
Sự hồi phục: Phát ban sởi có thể kéo dài khoảng 7 ngày. Phát ban nhạt dần đầu tiên ở mặt và cuối cùng ở đùi và bàn chân. Khi các triệu chứng khác của bệnh biến mất, một số triệu chứng còn lại như ho và da sẫm màu hoặc bong tróc nơi phát ban có thể kéo dài khoảng 10 ngày.
Nguồn tham khảo thêm: Mayo Clinic
3. Cách phát hiện sớm các triệu chứng: Sởi là bệnh có thể điều trị tại nhà khi không có biến chứng. Tuy nhiên, để điều trị sởi nhanh khỏi cần phải phát hiện sớm bệnh, điều trị và chăm sóc đúng cách.
Một số biểu hiện sớm mà bố mẹ có thể nghi ngờ như:
- Ho khan, chảy dịch mũi, mắt đỏ.
- Sốt cao từ 39 - 40 độ C.
- Bé mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc.
- Cơ thể xuất hiện các nốt phát ban đỏ li ti, sau đó trở thành vết thâm.
4. Cách phòng ngừa tại nhà:
- Vệ sinh cá nhân đúng cách cho bé hàng ngày.
- Vệ sinh thường xuyên dụng cụ cho bé ăn uống, đồ dùng của bé nên được để riêng.
- Giữ không gian xung quanh bé thoáng mát, sạch sẽ, có ánh sáng tự nhiên.
- Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cho bé, đặc biệt là vitamin A.
- Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện và diễn biến bệnh của bé.
- Nếu bé sốt cao kéo dài nên đưa đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm.
Không chỉ trẻ em, ngay cả những người lớn chưa có miễn dịch với căn bệnh này cũng có thể mắc bệnh. Vì vậy đối với các bố mẹ đang có con nhỏ, việc chủ động trang bị các biện pháp phòng tránh bệnh sởi cho bản thân cũng rất quan trọng. Bố Mẹ cũng có thể tìm hiểu các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ sơ sinh hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ và đưa trẻ tới các cơ sở y tế, các trung tâm tiêm chủng để được tiêm một cách sớm nhất.
Nếu bé có những biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám và được chữa trị đúng cách và kịp thời nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích giúp cho bố bé có thể chăm sóc bé yêu tốt hơn trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi ngay tại nhà.
Đọc thêm các bài viết liên quan:
Những bệnh ngoài da thường gặo ở trẻ sơ sinh (Phần 1)