Giấc ngủ của bé luôn là một vấn đề đau đáu đối với các bố mẹ, đặc biệt là các bố mẹ mới bởi vì giấc ngủ có liên quan trực tiếp tới sự phát triển não bộ, thể chất và tinh thần của trẻ. Và catnapping cũng là một phần quan trọng trong giấc ngủ. Cùng EmBé Sling tìm hiểu thử catnapping là gì và có gì cần lưu ý?
1. Catnapping là gì? Định nghĩa của catnapping
Giấc ngủ là chìa khóa quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của trẻ. Mà những giấc ngủ ngắn trong ngày cùng nằm trong phần “giấc ngủ” này. Hầu hết mọi trẻ đều có những giấc ngủ trong ngày, tuy nhiên sẽ có những bé ngủ rất dài từ hai đến ba tiếng, và có những bé chỉ ngủ những giấc ngắn tầm 45 phút. Và thói quen ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày này sẽ được gọi là “Catnapping”. Catnap thường diễn ra trong tầm 5 tháng đầu của bé sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lo lắng nếu tình trạng các giấc ngủ ngắn này diễn ra thường xuyên thì liệu có thể ảnh hưởng tới lịch trình ngủ của bé, nghiêm trọng hơn là sự phát triển lâu dài của sức khỏe bé.
2. Những lý do dẫn đến catnapping
Đầu tiên, bố mẹ nên yên tâm là việc catnap là hoàn toàn bình thường và hay xảy ra. Có nhiều lý do dẫn đến việc bé catnap có thể kể đến như
Mình thích thì mình nghủ thôi: Hầu hết trẻ sơ sinh đều catnap vì... thích. Bởi vì nó phụ thuộc vào sự lựa chọn cụ thể của em bé, thường không có nguyên nhân cơ bản và do đó không cần phải lo lắng.
Giấc ngủ REM: Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian hơn trong giai đoạn REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) của giấc ngủ, đó là giấc ngủ nông. Điều này khiến bé dễ dàng thức dậy với bất kỳ âm thanh hoặc sự xáo trộn nào, rút ngắn chu kỳ giấc ngủ của bé.
Thiếu ngủ: Một số trẻ sơ sinh thường có thể khó ngủ do thói quen thiếu ngủ. Duy trì chế độ ngủ trưa và ngủ đêm đều đặn thường cũng là một cách giải quyết trong trường hợp này. Ngay cả khi thời gian ngủ trưa của trẻ thay đổi thì thời gian đi ngủ buổi tối vẫn nên được duy trì. Nếu bé muốn chợp mắt trong ngày, hãy đảm bảo rằng giấc ngủ của bé diễn ra trong vài tiếng thay vì 45 phút bằng cách giảm thiếu các yếu tố khiến bé thức giấc, giúp bé ngủ tròn giấc hơn.
Cách cho trẻ bú không phù hợp: Duy trì thói quen cho trẻ bú thích hợp để giấc ngủ của trẻ không bị gián đoạn. Sau ba đến bốn tuần cho con bú, mẹ đã có thể xây dựng một chế độ cho bú thích hợp để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé.
Môi trường ngủ không thoải mái: Những yếu tố kích thích giác quan, chẳng hạn như đèn sáng, tiếng ồn lớn hoặc nhiệt độ phòng không phù hợp, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ khó chịu, dễ thức giấc.
Bệnh tật: Việc bị ốm có thể khiến trẻ buồn ngủ, và thường xuyên ngủ trưa. Các triệu chứng bệnh khác, chẳng hạn như sốt, chán ăn và hôn mê nói chung, có thể xuất hiện trong những trường hợp như vậy.
3. Catnapping có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ không?
Đây ắt hẳn là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm nhất. Câu trả lời là nếu trẻ catnap nhưng vẫn có giấc ngủ đủ và đều đặn vào ban đêm thì không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, việc thường xuyên catnap có thể ảnh hưởng đến thời lượng hoặc chất lượng giấc ngủ ban đêm của em bé. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Em bé không ngủ đủ vào ban đêm sẽ bị thiếu ngủ vì các giấc catnap sẽ không đáp ứng được yêu cầu về giấc ngủ. Sau đó bé sẽ lờ đờ suốt ngày và cáu kỉnh sau khi thức dậy, ảnh hưởng tới việc cho bé ăn. Vì vậy, bé có thể trở nên yếu ớt, và dễ gây hại cho sức khỏe.
4. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ ngắn cho bé
Có một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để hạn chế tình trạng catnapping thường xuyên của bé.
Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ: Một lịch trình ngủ đều đặn có thể giúp trẻ sơ sinh biết khi nào nên ngủ. Một giấc ngủ ngon có thể ngăn trẻ catnap.
Tối ưu hóa môi trường ngủ: Giảm độ sáng của đèn phòng, thay đổi nhiệt độ phòng và giảm mức độ tiếng ồn có thể giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn. Nó có thể vừa tạo điều kiện cho giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ đủ giấc vào ban đêm.
Đặt trẻ vào cũi khi trẻ buồn ngủ: Nếu thấy bé có biểu hiện tình trạng mệt mỏi, chẳng hạn như ngáp, lau mắt hoặc thường là quấy khóc. Thay vì để bé ngủ say trong tay mẹ, hãy đặt bé vào cũi, nôi nếu thấy các dấu hiệu buồn ngủ như trên. Nó sẽ làm cho em bé trôi vào giấc ngủ độc lập, đảm bảo rằng trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Quấn trẻ: Quấn trẻ vừa khít trong nhộng chũn trước khi đặt trẻ vào cũi ngủ. Việc quấn sẽ tạo cảm giác thoải mái và ngủ ngon hơn cho bé. Điều này cũng sẽ giúp bé không bị thức giấc đột ngột do phản xạ giật mình. Không nên dùng tả quấn với em bé 4 tháng khi catnapping vì thời điểm này bé đã học được cách lật người.
Cho trẻ ăn đầy đủ: Bám sát kế hoạch cho trẻ ăn phù hợp với lứa tuổi để tránh trẻ thức giấc giữa các giấc ngủ ngắn do đói bụng. Lịch ăn của mỗi em bé sẽ khác nhau và bạn có thể tạo một lịch trình tùy theo nhu cầu của em bé. Tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn cho con bú được đào tạo nếu bạn gặp vấn đề trong việc thiết lập chế độ cho ăn.
Cho bé dùng ti giả: Trong giấc catnap và giấc ngủ ban đêm, hãy cho trẻ ngậm núm vú giả. Phương pháp này có thể giúp trẻ tự ngủ và ngủ ngon hơn.
Thực hiện chu kỳ ngủ hợp lý nhất:
Và điều cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất là bố mẹ nên lắng nghe bé vì mỗi bé đều khác nhau.
Credit: https://parenting.firstcry.com/articles/why-do-babies-catnap-and-how-to-manage-it/