Lần đầu con nhìn thấy thế giới, lần đầu con biết lật biết bò, lần đầu con cất tiếng gọi, lần đầu con bước đi,... Nhìn thấy con yêu từng bước phát triển đạt được cột mốc đầu tiên của cuộc đời đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bố mẹ. Để con có sự phát triển toàn diện nhất, EmBé Sling rất hân hạnh khi trở thành người bạn đồng hành, hỗ trợ cho sự phát triển đầu đời của con. EmBé Sling sẽ liệt kê ra những mốc thời gian quan trọng để bố mẹ có thể theo dõi cũng như là ứng dụng địu để hỗ trợ tốt nhất cho con nhé!
1. Giai đoạn từ 1 - 3 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ tập làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Bố mẹ trong giai đoạn này cần chăm sóc đặc biệt cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Trong giai đoạn này trẻ thường có các biểu hiện:
Về chiều cao - cân nặng: 6,2 kg đối với bé gái và 6,4 kg đối với bé trai tương ứng với 59,8 cm bé gái và 61,4 cm bé trai >> Xem thêm: Cân nặng và chiều cao của bé 3 tháng tuổi
Phát ra âm thanh “ahh” khi gặp bố mẹ vì vậy bố mẹ hãy cố gắng trò chuyện thật nhiều với trẻ để trẻ có thể cảm nhận và phản ứng lại với bố mẹ
Trẻ biết cười và phản ứng lại bằng nụ cười với bố mẹ
Trẻ cố gắng nâng đầu và ngực lên cao khi giao tiếp với người thân, đặc biệt khi trẻ nằm sấp, đây là tiền đề của động tác trườn, bò sau này
Trẻ nhìn theo những vật gần và thu hút trẻ, trẻ nhận biết gương mặt và hơi bố mẹ.
Cuối tháng thứ 3: Trẻ biết cầm nắm nắm đồ vật và hay đưa tay lên miệng
Ở giai đoạn này, địu EmBé Sling đóng vai trò:
Giúp bố mẹ gần gũi với bé, giúp bé quen hơi bố mẹ
Bé có cảm giác ấm áp như nằm trong bụng mẹ
Mẹ có thể cho bé ti sữa khi ra ngoài một cách kín đáo và lịch sự
Giai đoạn dưới 1 tháng bố mẹ địu bé tư thế nằm ngang
Trên 1 tháng bố mẹ có thể địu tư thế M, sử dụng cánh địu đỡ cổ béGiai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi
2. Giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi
Em bé lúc này đã lớn hơn và bắt đầu có nhiều sự thay đổi về vận động và ngôn ngữ. Bố mẹ cần chú ý biểu hiện của con để có thể tương tác và hỗ trợ bé để bé phát triển tốt nhất:
Trẻ từ 4 - 6 tháng có các biểu hiện:
Cân nặng - chiều cao: Bé trai nặng khoảng 7,9 kg và cao 67,6 cm và bé gái là 7,3 kg và cao 65,7 cm
Đầu tháng thứ 4: Bé có biểu hiện muốn lật. Bố mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách tập lật cho bé, đỡ cổ bé trong quá trình bé lật. Lưu ý bố mẹ không nên tập quá sức khiến bé mệt dễ dẫn đến tình trạng bé bỏ bú sữa.
Bé có biểu hiện trườn lên khi muốn bắt lấy một đồ vật.
Khả năng cầm nắm đồ vật của bé phát triển, bé có thể điều khiển đồ chơi bằng tay. Trong giai đoạn này bé rất hay cho những thứ trong tay vào miệng, bố mẹ cẩn thận trong việc sắp xếp đồ vật cũng như lựa chọn đồ chơi phù hợp với bé.
Tiếng khóc của bé trở nên dày và khỏe hơn.
Bé cười thành tiếng khi đáp trả bố mẹ.
Bé có thể nói vài chữ “ Uhm, Ohh, Ehh”, tuy không rõ nhưng giống ngôn ngữ thật.
Biết thể hiện cảm xúc, phản ứng mắt khi bố mẹ nói chuyện với bé. Bé còn có thể bắt chước những âm thanh mà bé thường được nghe
>Xem thêm: Thay đổi cụ thể của bé từ 4 - 6 tháng tuổi
Địu EmBé Sling sẽ phát huy tác dụng nhất vào giai đoạn này trong việc:
Bố mẹ dễ dàng mang bé ra ngoài, bố mẹ vừa rãnh tay mà bé “ghiền hơi” vẫn theo sát bên bố mẹ được.
Bé bắt đầu có những tò mò về màu sắc và âm thanh, địu EmBé Sling giúp bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn nhưng vẫn an toàn cho sự phát triển xương của bé.
Bé ở giai đoạn này đã cứng cổ, địu bé tư thế M là thích hợp nhất, không cần phủ cánh địu đỡ cổ, bé dễ dàng nhìn quanh nhận biết những thứ mới lạ từ thế giới bên ngoài.
3. Giai đoạn từ 7 - 9 tháng
Đây là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về sinh lý cũng như thói quen sinh hoạt nhất của bé. Bé đang lớn dần và có những thay đổi hành động và nhận thức, bố mẹ nên dành thời gian tiếp xúc thâm mật với trẻ để tăng thêm tình cảm gia đình.
Cân nặng và chiều cao: bé gái có cân nặng là 8,2 kg và chiều cao là 70,1 cm, còn bé trai có cân nặng là 8,9kg và chiều cao là 72cm
Bé có biểu hiện di chuyển như lếch, bò, tự dựa vào một vật để đứng dậy
Bé có thể ngồi vững
Bé bắt đầu mọc răng vì vậy bố mẹ có thể tập ăn dặm cho bé, có thể cho bé ngồi vào bàn ăn chung với gia đình để tăng sự tương tác với bé
> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé
Bé có khả năng tự cầm bình sữa bú và có điều khiển muỗng đưa vào miệng.
Bé nói được một số từ thân thuộc và đơn giản như bố, mẹ, ông bà, cá,...
Bé biết phản ứng khi bố mẹ gọi tên mình.
Biết vỗ tay và chơi các trò chơi với bố mẹ. Chính vì vậy, trong giai đoạn này bố mẹ nên dành thời gian nhiều nhất cho con. Tím ra được phương pháp kích thích sự phát triển của não bộ bé. >> Xem thêm phương pháp phát triển não phải bé.
Trong giai đoạn đó, bé bắt đầu “hóng chuyện” nhiều hơn. Địu EmBé Sling đóng vai trò:
Bố mẹ địu bé ra ngoài thuận tiện cho các buổi gặp gỡ, để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp với mọi người.
Ở độ tuổi này bé cũng cần tiêm vắc - xin đầy đủ, nên bố mẹ có thể địu bé đi tiêm. Địu có thiết kế giúp bé gần gũi bố mẹ nên bố mẹ có thể ôm ấp, vỗ về, an ủi bé trong và sau lúc tiêm ngừa mà không mỏi tay. > Xem thêm: vắc xin cho trẻ trên 6 tháng
Bé lúc này đã trên 6 tháng đã cứng cáp, có thể địu tư thế M quay mặt ra ngoài. Tư thế này giúp trẻ dễ dàng nhìn ngắm và học hỏi những thứ mới lạ từ thế giới bên ngoài.
4 . Giai đoạn từ 10 - 12 tháng
Bé dưới 1 tuổi đã có những thay đổi nhanh chóng và rõ rệt, không còn nằm trong vòng tay mẹ như hồi bé nữa mà bản thân đã có thể tự làm một số việc. Bố mẹ cần quan sát xem bé dưới 1 tuổi đã đạt được những biểu hiện này hay chưa:
Chiều cao - cân nặng: bé trai nặng 9,6kg và cao 75,7cm, bé gái nặng 8,9kg và cao 74cm.
Bé có thể điều khiển khiển bàn tay cầm nắm đồ vật chắc chắn, sử dụng nhiều ngón trỏ và ngón cái
- Bé tự đứng và có những bước đi ngắn và nhỏ. > Xem thêm: dạy trẻ tập đi
Trẻ nghe, nhận biết và làm theo một số hành động như bye bye, hôn gió, cười khi được yêu cầu.
Nhận diện được khuôn mặt người thân và đương nhiên bé sẽ có phản ứng khóc khi gặp người lạ
Bộc lộ cảm xúc nhiều hơn, trẻ muốn thực hiện nhiều hành vi độc lập không muốn phụ thuộc vào bố mẹ nên trẻ tầm tuổi này trẻ thường hay khóc hoặc tỏ ra không hợp tác như lắc đầu nếu chúng không thích. Vì vậy ở tuổi này trẻ hay dễ biếng ăn và chững ký.
Ngồi vững, chuyển từ tư thế ngồi sang bò hay dứng dậy nhanh chóng.
Trẻ có thể tự cầm hai vật gõ vào nhau, tự cầm muỗng múc ăn, tự bốc đồ ăn, có thể kết hợp hai hành động cùng một lúc như vừa đi vừa tương tác với đồ vật cầm trên
Trẻ bắt đầu nói rõ được một số từ có nghĩa mà thường xuyên nghe được, bố mẹ trong giai đoạn này cố gắng chơi đùa và đặc biệt nói chuyện với nhiều hơn với trẻ, có thể nói trong lúc lái xe, nấu ăn hoặc đơn giản là lúc đọc sách, bố mẹ cũng có thể trò chuyện với bé về nội dung câu chuyện. > Xem thêm: Cách khiến trẻ mau biết nói
Đã đến lúc bé cần giao tiếp nhiều và đi lại để bé có thể phát triển. Địu EmBé Sling giúp bố mẹ đưa bé đi khám phá nhiều nơi xa hơn nữa không chỉ gói gọn trong thành phố để bé có cơ hội biết nhiều về thế giới rộng lớn xung quanh mình. Ngoài ra, để bé có những trải nghiệm về môi trường sống sớm sẽ có những lợi ích như hình thành tư duy nhạy bén và độc lập cho trẻ, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ và không cảm thấy bối rối, lo sợ khi ở một môi trường lạ. Sau này bé đi nhà trẻ cũng sẽ ít nhõng nhẽo và nhanh hòa nhập với bạn bè. Đi cùng bé cũng để lại cho bố mẹ những cảm xúc khác biệt so với trước đây nữa đó nha!
> Xem thêm: Bé dưới 1 tuổi du lịch cần chuẩn bị gì?
---------------------------------------------
Qua những thông tin trên, EmBé Sling mong bố mẹ có thêm thông tin về những cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của con. Tuy nhiên mỗi em bé đều có sự phát triển không giống nhau, thông tin trên chỉ là thông tin cho bố mẹ tham khảo để đưa ra phương pháp nuôi dạy tốt nhất và phù hợp nhất cho bé yêu. Nếu bố mẹ thấy con mình phát triển chậm hơn cũng đừng quá lo lắng nhé! Nhưng để yên tâm hơn, bố mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ thăm khám để không bỏ lỡ giai đoạn vàng chữa trị cho con nhé! Địu EmBé Sling luôn đồng hành cùng hành trình phát triển của con.
*Tất cả những thông tin về cân nặng và chiều cao EmBé Sling tham khảo từ nguồn WHO, em bé Việt Nam có thể nhỏ hơn nên bố mẹ đừng quá lo lắng nhé!