Tác hại khi dùng địu ngồi cho bé dưới 6 tháng tuổi và cách chọn địu phù hợp cho bé
| 18/01/2024Địu em bé được thiết kế nhằm hỗ trợ ba mẹ trong việc chăm sóc bé tốt nhất, giúp ba mẹ không còn phải mỏi tay ẵm bé, địu còn là trợ thủ của ba mẹ, đặc biệt khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, đôi khi ba mẹ không để ý dẫn đến việc lựa chọn địu chưa phù hợp với bé có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé như loạn sản xương hông, cột sống bé bị cong vẹo hoặc chân bị vòng kiềng,...
Địu ngồi là gì, sự khác nhau giữa địu ngồi và địu vải
Địu ngồi
Địu ngồi là địu được thiết kế như chiếc ba lô hỗ trợ ba mẹ mang theo bé mà vẫn có thể làm các công việc khác, gồm 2 bộ phận chính là đai địu cố định vị trí bé và bệ ngồi. Địu ngồi được may bằng chất liệu vải khá dày dặn nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí cho trẻ.
Địu vải
Địu vải hay còn gọi là địu trợ lực sử dụng chất liệu chịu lực mà không cần bệ, thường được làm từ vải mềm, có khả năng co giãn, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho bé. Địu vải có thể dùng được cho bé sơ sinh với thiết kế đỡ được cổ cho bé, đảm bảo an toàn cho cột sống và hỗ trợ sự phát triển xương chân ở bé.
Sự khác nhau giữa địu ngồi và địu vải
Đa số các địu trợ lực luôn đảm bảo tối ưu hóa thiết kế kết hợp cùng chất liệu mềm mịn. Vải địu mềm mịn mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái cho bé cùng với thiết kế điều chỉnh linh động sao cho phù hợp nhất, dễ chịu nhất cho cả bố mẹ và bé nên giá thành đôi khi cao hơn loại địu ngồi thông thường. Bên cạnh đó, thiết kế đặc biệt tạo tư thế chân chữ M, lưng chữ C (lưng cong, chân cao hơn mông). Địu EmBéSling phù hợp với bé từ 0 đến 24 tháng tuổi và chịu trọng lực lên đến 20kg.
Vì là sản phẩm sử dụng cho trẻ em với khung xương vẫn còn trong giai đoạn phát triển, địu ngồi với thiết kế an toàn cho cột sống của bé khi bé có thể tự ngồi và xương bé đã cứng hơn (thông thường bé trên 6 tháng tuổi). Với địu ngồi, tay của người địu cũng được tự do và thoải mái hơn giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong lúc di chuyển. Tuy nhiên, địu ngồi khi dùng sẽ ép sát vào cơ thể dẫn đến không thoát được hơi, sử dụng thời gian dài sẽ gây khó chịu cho mẹ và bé. Địu ngồi nên dành cho bé từ 6 tháng trở lên vì khi đó cổ bé đã khá cứng cáp và có thể đặt bé ở dáng ngồi. Lưu ý, địu ngồi không phù hợp cho trẻ sơ sinh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương hông cũng như cột sống ở bé.
Đọc thêm: CHÂN VÒNG KIỀNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN MÀ BA MẸ CẦN BIẾT
Tác hại khi sử dụng địu ngồi cho bé sơ sinh và bé dưới 6 tháng tuổi
Nguyên nhân
Trên thị trường có nhiều loại địu với mẫu mã và thiết kế đa dạng đôi khi khiến ba mẹ khó chọn lựa loại địu phù hợp với cả ba mẹ và bé, cũng như chưa nắm được cách địu bé đúng chuẩn gây khó chịu cho bé trong khi địu. Đặc biệt trong trường hợp bé dưới 6 tháng, khi xương bé vẫn còn non nhưng lại sử dụng địu ngồi, ảnh hưởng về sức khỏe và quá trình phát triển xương của bé.
Tác hại khi sử dụng địu ngồi cho bé sơ sinh và bé dưới 6 tháng tuổi
Trọng lượng của địu ngồi
Địu ngồi thông thường có trọng lượng nhẹ nhất 1kg và có thể lên đến 4kg tùy vào kích thước, mẫu mã, và thiết kế của sản phẩm. Như vậy, nếu địu trong một khoảng thời gian dài, cả mẹ và bé đều cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Trong khi địu, nếu ba mẹ không để ý, đôi khi phần chân và mông của bé không nằm ở tư thế chuẩn, ví dụ khi chân của bé thả lỏng mà không có gì nâng đỡ (từ phần hông đến khớp gối) dễ dẫn đến trọng lực đè nặng lên các khớp hông gây nên tình trạng trật khớp háng.
Sự phát triển đoạn cong cột sống của bé
Người trưởng thành có 4 đoạn cong cột sống, ở cổ, ngực, thắt lưng và xương cùng giúp nâng cơ trọng lượng cơ thể. Khác với người trưởng thành, ở bé mới sinh chỉ có 2 đoạn cong là ở ngực và xương cùng. Địu thường đặt bé ở tư thế thõng hai chân xuống và toàn bộ sức nặng cơ thể dồn vào xương cùng. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm dùng địu ngồi, ba mẹ thường mắc phải lỗi dồn toàn bộ trọng lực vào xương cùng của bé, gây áp lực lên cột sống và dây chằng của bé ảnh hướng đến sự phát triển đoạn cong cột sống của bé dẫn đến cong vẹo cột sống vì đối với bé dưới 6 tháng tuổi, cột sống chưa phát triển hình chữ S như người trưởng thành, cột sống bé cần được ôm tròn, cong chữ C.
Nguồn ảnh: Internet
Vùng đầu và cổ không được nâng đỡ
Một tác hại khác khi dùng địu ngồi cho trẻ dưới 6 tháng là chấn thương vùng đầu và cổ do cổ bé không được nâng đỡ đúng cách. Nguyên nhân do xương cổ và đầu còn non nớt, chưa cứng, dễ bị tổn thương. Ba mẹ cần lưu ý thời gian địu bé không quá 2 tiếng, cũng như việc ba mẹ hạn chế vận động quá nhiều hoặc vận động mạnh khi địu do đầu cổ bé quá yếu sẽ có nguy cơ trật khớp cổ, gãy đốt sống cổ hoặc gây ngạt thở.
Lời khuyên
Tư thế địu phù hợp giúp ba mẹ tránh được ảnh hưởng sức khỏe không tốt cho bé như chân vòng kiềng, chứng loạn sản xương chân, phòng tránh các nguy cơ tổn thương cho bé ở các vùng đầu, cổ, và cột sống. Ba mẹ cần tìm hiểu kĩ các loại địu cũng như tham khảo tư vấn trước khi mua để lựa chọn được loại địu phù hợp cho bé. Không chỉ về các loại địu, ba mẹ có thể tìm hiểu về thương hiệu, các loại vải và đặc biệt thực hành đúng chuẩn tư thế địu bé.
Hướng dẫn chọn địu cho bé
Theo cân nặng, kích thước và tư thế địu bé
Trên thị trường có nhiều loại địu khác nhau như địu vải, địu ngồi, địu đơn, địu đa tư thế,... đáp ứng nhu cầu cho ba mẹ và bé, tuy nhiên, cần chọn lựa loại địu phù hợp với cân nặng, kích thước và tư thế địu bé. Đối với bé sơ sinh hoặc sinh non, ba mẹ cần tham vấn ý kiến hoặc cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sử dụng địu cho bé.
Địu với kích thước quá nhỏ khiến bé dễ bị ngã ra ngoài, địu rộng hoặc lớp vải địu quá to đôi khi che kín vùng mũi và miệng làm bé dễ ngạt thở. Địu với kích thước phù hợp sẽ ôm trọn được phần mông và chân đến khớp đầu gối và không được quá sâu khiến da mặt bé cọ sát với phần trên của địu. Với các tư thế địu, ba mẹ cần lưu ý độ rộng vừa phải của địu, quá chật sẽ làm bé bị siết ngực và bụng (khi ba mẹ cúi khom người sẽ gây ép bụng bé hoặc ngay cả khi địu phía trước mặt, bé cũng bị úp mặt vào ngực ba mẹ dễ gây ngạt thở).
Đọc thêm: CÁCH SỬ DỤNG ĐỊU VẢI AN TOÀN
Thiết kế của địu
Những chiếc địu an toàn có thiết kế khoang túi nông, kiểu dáng ôm tròn, bao bọc xung quanh cơ thể bé, nhưng đảm bảo không quá kín, tránh gây ngạt thở. Ba mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong địu để đảm bảo bé không bị quá nóng, hoặc có thể mang theo một chiếc quạt cầm tay giúp bé thoải mái hơn trong khi địu.
Chất liệu vải và thương hiệu
Thêm vào đó, ba mẹ cần nghiên cứu kỹ về chất liệu vải như thoáng khí, mềm mịn và an toàn với làn da nhạy cảm của bé, kèm theo các thông tin về thương hiệu, xuất xứ sản phẩm, các chứng nhận an toàn cho sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.