1. Mụn sơ sinh
Những mụn nhỏ màu đỏ hoặc trắng có thể mọc trên mặt trẻ sơ sinh, thường là trên má, mũi và trán. Nó cũng có thể xuất hiện trên lưng và ngực của bé. Nó có thể xuất hiện từ hai đến bốn tuần sau khi sinh.
Nguyên nhân:
Theo như các chuyên gia, nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ là do những hormon mà các bé nhận được từ sữa mẹ. Các vị trí mụn thường xuất hiện là trên má, cằm, trán và ngực bé.
Điều trị:
Đáng tiếc là hiện chưa thực sự có cách để ngăn ngừa mụn sơ sinh. Nhưng tin vui là thường các nốt mụn này sẽ tự biến mất không để lại sẹo như mụn trứng cá ở người lớn.
Những gì bố mẹ có thể làm hạn chế sử dụng kem dưỡng da và dầu trên da của em bé, thay vào đó có thể nhẹ nhàng làm sạch da của trẻ sơ sinh bằng nước và sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho em bé.
2. Drool rash (Phát ban do nước dãi)
Drool rash hay còn gọi là ban nước dãi là tình trạng viêm da tiếp xúc, có nguyên nhân chính là nước dãi của bé, có thể gây ra kích ứng da và môi, thậm chí lan xuống cổ nếu bé chảy nhiều dãi hay đổ sữa trong lúc ti mà không được vệ sinh sạch sẽ.
Nguyên nhân:
Phát ban do chảy dãi thường xảy ra nhiều trong thời kì mọc rặng của bé do số lượng nước dãi chảy ra nhiều hơn bình thường, nên đôi khi được goi là phát ban do mọc răng.
Điều trị:
- Lau mặt cho bé thường xuyên nếu bé chảy nước dãi nhiều.
- Nhẹ nhàng lau vùng bị phát ban bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
- Sử dụng một chiếc yếm thấm nước được thay thường xuyên để giúp giữ cho khu vực quanh miệng và cổ sạch sẽ và khô ráo
- Sử dụng các loại thuốc bôi (cần tham khảo ý kiến bác sĩ)
Phát ban nước dãi do mọc răng có thể đi kèm với một vài cơn sốt nhẹ nên bố mẹ cũng có thể sử dụng thêm miếng dán hạ sốt cho bé
3. Phát ban do dị ứng thức ăn
Da nổi mẩn đỏ như nổi mề đay, cùng với nôn mửa và tiêu chảy, là những triệu chứng thường thấy khi trẻ bị dị ứng thức ăn. Một trong những dạng dị ứng thực phẩm thường thấy ở trẻ sơ sinh là dị ứng sữa (khôn dung nạp được lactose, có phản ngứ với protein trong sữa động vật)
Nguyên nhân:
Như tên gọi của nó, khi trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng phát ban, lý do trẻ bị dị ứng thức ăn có thể bắt nguồn do di truyền hoặc các yếu tố khách quan khác. Rất may mắn là nhờ sự phát triển của y học, bố mẹ có thể kiểm tra được các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé thông qua các xét nghiệm tìm dị nguyên cho bé tại các bệnh viện.
Điều trị:
Nếu thấy bé có dấu hiệu dị ứng thức ăn (phát ban, nôn mửa, tiêu chảy), bố mẹ nên loại bỏ ngay các loại thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn của bé.
Nếu các triệu chứng trở nặng, bố mẹ có thể cho bé thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bố mẹ nên thử một loại thức ăn liên tục trong ba đến năm ngày để loại trừ bất kỳ khả năng dị ứng thực phẩm nào.