Nếu người lớn giao tiếp bằng ngôn ngữ thì tiếng khóc được xem là ngôn ngữ giao tiếp ở trẻ sơ sinh. Bởi vì dựa vào tiếng khóc, em bé có thể bày tỏ những nhu cầu, cảm xúc, trạng thái tâm lý của mình. Khi hiểu được ý nghĩa tiếng khóc giả của trẻ, bố mẹ có thể dễ dàng hỗ trợ, trấn an, xoa dịu trẻ.
2. Biểu hiện của trẻ đang khóc giả:
Khóc giả đôi khi sẽ khó phân biệt với khóc thật nhưng một số dấu hiệu bao gồm:
- Bé cố gắng gào thét chứ không khóc nức nở;
- Ho thay vì nghẹn ngào;
- Khóc giả thường đi kèm với nét mặt cường điệu, không giống với cách khóc thông thường;
- Dụi mắt quá mức và lau nước mắt trên quần áo thay vì trên tay và mặt.
Theo Superpowerkids
3. Bố mẹ nên làm gì?
Những lúc đó, bố mẹ cần bình tĩnh và có thể dành cho con một khoảnh khắc hoàn toàn chú ý, bằng cách biểu hiện sự quan tâm hoặc nói lời yêu thương với bé. Bé sẽ cảm thấy được lắng nghe, được hiểu và yêu thương. Vì vậy khi thấy trẻ khóc, bố mẹ không nên mặc kệ, thay vào đó hãy ẵm bồng, ôm ấp con nhiều hơn.
Hiểu được nguyên nhân và ý nghĩa của những tiếng khóc giả, bố mẹ có thể dễ dàng giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cảm giác bất an, lo lắng để lấy lại bình tĩnh. Việc này không chỉ có ý nghĩa giúp chăm sóc em bé của mình tốt hơn, xoa dịu cơn khóc của trẻ dễ dàng mà còn là một hình thức tương tác, gắn kết tình cảm của hai bên. Chúc Bố Mẹ thành công!
Cái bài viết liên quan:
Catnapping là gì và có đáng lo không? - EmBé sling cùng bố mẹ chăm bé
Tuần khủng hoảng (Wonder Week) là gì và làm sao để vượt qua nó?
Mẹo cai sức mẹ có thể bạn chưa biết