2. Bố mẹ có thể theo dõi được thói quen ăn uống của bé.
Trong bữa ăn,bố mẹ cũng có thể dạy bé cách làm quen với những loại thực phẩm mới. Từ đó quan sát được sự yêu thích của bé đối với các loại thực phẩm/món ăn khác nhau để thay đổi menu phù hợp cho bé.
3. Kích thích quá trình giao tiếp và xây dựng tính cách cởi mở cho bé.
Bữa ăn gia đình là cơ hội để cả nhà cùng nhau trò chuyện. Đây là thời gian tốt để giúp bé kết nối và thúc đẩy được sự tương tác với các thành viên khác trong gia đình, để bé học được cách cư xử trên bàn ăn sớm hơn. Trong bữa ăn, bé cũng sẽ nghe được người lớn trò chuyện với nhau. Đây chính là lúc bé tiếp thu các cuộc trò chuyện. Bé sử dụng khả năng tiếp nhận ngôn ngữ để tiếp thu thêm thông tin mới.
Trên thực tế, các nghiên cứu từ Đại học Harvard chỉ ra rằng các bữa ăn gia đình xây dựng vốn từ vựng cho trẻ còn nhiều hơn cả việc đọc sách cho trẻ, vì trẻ sẽ nghe được một số lượng từ đặc biệt.
4. Kích thích sự ngon miệng cho bé
Không khí của bữa ăn gia đình cũng giúp bé cảm thấy hào hứng, vui vẻ, kích thích bé ăn uống ngon hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tắt hết chuông điện thoại cũng như để các thiện bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng ở chỗ khác để tránh việc gây xao nhãng cho bé trong bữa ăn nhé.
Bí quyết luyện bé ngồi ăn ngoan trong bữa ăn đó chính là sử dụng Ghế ăn dặm cho bé cao cấp Chilux Grow V với 3 chế độ nghiêng ghế ngồi ăn - bú sữa - nằm, hỗ trợ tập cho bé thói quen ăn uống khoa học ngay từ bé.
Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích để giúp bố mẹ đồng hành cùng con trong quá trình phát triển và học hỏi những điều nhỏ nhặt ngay từ chính bữa ăn của gia đình của con. Chúc các Bố Mẹ thành công!
Xem thêm các bài viết khác:
Có nên bỏ qua tiếng khóc giả của bé hay không?
Ăn dặm BLW - Phương pháp ăn dặm tốt nhất cho bé
Nên làm gì khi bé không hợp tác với địu?