Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Trẻ khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên quấy khóc sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và nhịp sống của cả gia đình. Vì vậy hãy cùng EmBé Sling tìm hiểu một số nguyên nhân cụ thể là gì nhé!
1. Nhịp sinh học chưa được phát triển toàn diện
Nhịp sinh học có vai trò điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của trẻ nhỏ. Chức năng này phát triển vào khoảng 6-8 tuần tuổi nhưng chưa phát triển đầy đủ cho đến khoảng 4 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, thức dậy thường xuyên để bú cả ngày và đêm. Nhiều bé cũng gặp tình trạng khó ngủ vào ban đêm, lý do có thể là đã có nhiều giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Bé giai đoạn này cũng chưa phân biệt được ngày và đêm, vậy bố mẹ nên rèn luyện cho bé thói quen ngủ đúng giờ ngay từ khi còn bé.
2. Thói quen ngủ của mẹ trong quá trình mang thai
Nếu mẹ ngủ ít trong thời gian mang thai cũng sẽ liên quan đến hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ ít sau khi chào đời. Em bé trong bụng sẽ bị kích thích hoặc tỉnh giấc trong khi ngủ nếu mẹ hoạt động nhiều. Vì thế, sau khi sinh, trẻ thường có xu hướng không thích ngủ hoặc rất khó để đi vào giấc ngủ.
3. Bé đang trải qua các cột mốc phát triển
Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh và trải qua nhiều giai đoạn. Các hoạt động trao đổi thể chất trong quá trình phát triển cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần, khiến bé cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và gặp khó khăn để ổn định cũng như duy trì giấc ngủ. Hầu hết các vấn đề liên quan đến việc trẻ sơ sinh khó ngủ, không ngủ, ít ngủ được là do những nguyên nhân tạm thời như bệnh tật, mọc răng, cột mốc phát triển hoặc thay đổi thói quen.
4. Bé đang cảm thấy bất an, lo lắng
Vào khoảng tháng thứ 8, 12 và 18, tình trạng lo lắng ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến. Bé dễ có cảm giác bất an, hồi hộp, nhất là trong giai đoạn bé ở tuần khủng hoảng. Vì thế bé sẽ cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ rất hay giật mình. Bố mẹ có thể tạo cảm giác an toàn cho bé bằng cách ôm ấp bé nhiều hơn, dùng gối ôm cho trẻ, gối nhẹ để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để gần để trẻ có cảm giác gần mẹ hơn, thấy an tâm hơn. Việc bố mẹ ôm ấp tạo cảm giác ấm áp và hát ru cho bé nghe, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đây là cách trị chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ đồng thời nắm được cách cải thiện tình trạng này. Cảm ơn bố mẹ đã luôn đồng hành cùng EmBé Sling trong suốt chặng đường vừa qua.
Xem thêm bài viết: