Nhiều em bé từ 3-6 tháng tuổi bắt đầu thích nhìn xung quanh. Ở độ tuổi này, cơ cổ và lưng trên của trẻ đang tăng cường để có thể nâng đỡ và xoay đầu. Thị lực của bé cũng đang được cải thiện và vì vậy các bé rất tò mò và thích nhìn ngắm thế giới xung quanh.
Một cách để giúp bé quan sát xung quanh là bế bé nằm trước mặt, hướng ra ngoài nhìn thế giới. Nhưng có nhiều ý kiến trái chiều về việc khi nào và tư thế mang vác này có phù hợp hay không.
Làm thế nào để bạn biết khi nào em bé của bạn sẵn sàng cho tư thế quay mặt ra ngoài? Hướng ra ngoài có thoải mái không? Nó có tiện dụng không? Nó có an toàn không? Bố mẹ nên chú ý điều gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này
Tư thế quay mặt ra ngoài là gì? Cách địu bé quay mặt ra ngoài?
Tại sao tư thế này lại gây nhiều tranh cãi như vậy?
Tuy nhiên, so với tư thế quay mặt vào trong phổ biến và được tin dùng thì tư thế quay mặt ra ngoài này lại vướng vào rất nhiều tranh cãi. Lý do lớn nhất thường là vì các chuyên gia cho rằng có nhiều rủi ro đến từ tư thế này, có thể kể đến như bố mẹ không thể quan sát mặt bé khi ở trong địu, có thể bỏ qua những dấu hiệu khó chịu của bé. Ngoài ra, tư thế này không thực sự hỗ trợ đầu hay cổ bé (đây cũng là nguyên nhân chính tư thế này không được dùng với trẻ dưới 6 tháng tuổi). Nếu em bé chưa thể kiểm soát đầu, địu tư thế quay mặt ra trước có thể gây ngạt khi cằm của bé ngã về phía ngực và cắt đứt đường thở của bé. Thậm chí những bé đã có thể ngóc cổ cũng có thể gặp phải trường hợp này nếu bé ngủ trong tư thế quay mặt ra ngoài khi ở trong địu.
Tư thế chân của bé khi địu quay mặt ra ngoài cũng là một vấn đề trăn trở vì bé thường buông thõng hai chân xuống thay vì dáng chân chữ M được khuyên dùng khi địu.
Khi nào thì bé thích hợp để quay hướng mặt ra ngoài?
Trên thực tế chỉ cần bố mẹ chú ý địu bé đúng cách và khi bé đã phát triển đầy đủ thì địu tư thế quay mặt ra ngoài sẽ không quá đáng lo. Để được an toàn khi địu bé quay mặt ra ngoài, cổ của bé cần phải đủ khỏe để có thể hoàn toàn ổn định đầu trước các chuyển động của cơ thể. Điều này có nghĩa là bé cần có toàn quyền kiểm soát đầu để ngăn hoàn toàn đầu của chúng không bị khuỵu xuống khi bố mẹ di chuyển. Mỗi bé sẽ phát triển khác nhau nhưng đa phần, các bé ít nhất từ 6 tháng tuổi trở lên mới đủ cứng cáp để địu tư thế hướng mặt ra ngoài.
Những điều cần lưu ý khi địu bé tư thế hướng mặt ra ngoài?
VỀ TƯ THẾ CHÂN BÉ
Giống như tư thế chữ M, bố mẹ phải trải địu hoàn toàn ra toàn bộ đùi, và phần cánh địu phải nâng đỡ toàn bộ mông, đùi và chân bé. Sau khi bé ngồi vào địu hoàn toàn, chân bé phản giơ lên chữ M giống như trong tư thế quay mặt vào trong.
THAY ĐỔI GIỮA TƯ THẾ CHỮ M VÀ TƯ THẾ HƯỚNG MẶT RA NGOÀI
Thời gian dài ở tư thế quay mặt ra ngoài có thể gây choáng ngợp hoặc quá kích thích đối với một số trẻ sơ sinh vì chúng không thể nhìn thấy cha mẹ và quay lưng lại với những tình huống lạ nếu chúng không thấy thoải mái. Đổi sang tư thế quay mặt vào trong nếu em bé của bạn cần ngủ, hoặc có vẻ không yên tâm hoặc không thoải mái.
ĐỪNG ĐỂ BÉ NGỦ TRONG TƯ THẾ HƯỚNG MẶT RA NGOÀI
Hiện chưa có nhiều tài liệu về vấn đề này. Nhưng đúng là khi bé gục đầu xuống để ngủ trong tư thế hướng mặt ra ngoài thì có thể gặp khó khăn trong việc thở. Vì vậy, cẩn tắc vô áy náy, khi em bé có dấu hiệu buồn ngủ, bố mẹ nên chuyển em về tư thế M để có thể tiện quan sát và đảm bảo bé thoải mái và an toàn nhất.
Tư thế này có thoải mái không?
Việc quay mặt ra ngoài có thể thoải mái, miễn là bố mẹ dùng địu đúng tư thế theo hướng dẫn và vừa vặn. Tuy nhiên, vì có nhiều trọng lượng hơn kéo về phía trước khi bế con ở tư thế này, người địu có nhiều khả năng cảm thấy sức nặng đè lên lưng hoặc vai của mình.
Tư thế quay mặt ra ngoài thường ít thoải mái hơn so với tư thế mà em bé hướng mặt vào trong.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo danh sách các địu đã được Hiệp Hội về Loạn sản xương hông Quốc tế (IHDI) công nhận là địu vải khuyến khích sự phát triển xương hông khỏe mạnh cho bé. Trong danh sách này, bao gồm địu vải EmBé Sling, là những chuyên gia về địu vải đã được IHDI công nhận.
Checklist những điểm cần lưu ý khi địu bé quay mặt ra ngoài với địu EmBé Sling
- Bé phải ít nhất 6 tháng để địu được tư thế quay mặt ra ngoài.
- Địu phải trải đều chân bé, và nâng đỡ hoàn toàn chân bé để giảm nguy cơ mắc chứng loạn sản xương hông.
- Chỉ nên địu bé trong một thời gian ngắn với tư thế địu hướng mặt ra ngoài, và nên luôn kiểm tra liệu bé có cảm thấy dễ chịu trong địu
- Không nên để bé ngủ trong tư thế hướng mặt ra ngoài
- Nên tập quen địu với tư thế M hướng mặt vào trong trước để biết được tư thế chân chính xác
- Nên thay đổi qua lại giữa tư thế M và tư thế hướng mặt ra ngoài
Những tư thế có thể thay thế cho tư thế hướng mặt ra ngoài
Tư thế sơ sinh là tư thế cho bé dưới một tháng tuổi: Cho bé nằm ngang như tư thế mẹ cho bé bú hay thường bế bé, tư thế này rất tiện khi đi ra ngoài vì mẹ có thể vừa địu bé và cho bé bú một cách kín đáo.
Tư thế quay mặt vào trong (Tư thế chữ M) là tư thế dành cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên: Tư thế địu phổ biến nhất cho bé sơ sinh, khi dùng tư thế chữ M nếu bé chưa cứng cổ thì mình có thể dùng cánh địu đỡ cổ bé ạ. Tư thế này rất tốt cho sự phát triển xương chân của bé.
Lưu ý: cả hai tư thế này chỉ nên dùng với bé sơ sinh trên 3kg, nếu như bé sinh non, bố mẹ nên đợi bé ít nhất 3kg hoặc 4kg mới nên bắt đầu dùng địu