Tummy time là gì? Các tư thế tummy time và lợi ích của tummy time đối với sự phát triển của bé
| 18/03/2025Tummy time là gì?
Lợi ích của tummy time
Phát triển cơ thể
Đối với bé sơ sinh và em bé từ 1-3 tháng tuổi: tummy time giúp phát triển các cơ mà bé cần để lăn, ngồi, bò và đi. Bố mẹ hãy luôn ở bên và giám sát bé trong khoảng thời gian cho bé nằm sấp nhé!
Đối với các em bé 4-7 tháng tuổi: ở độ tuổi này, em bé đã có thể thẳng hoặc rụt tay trong tư thế nằm sấp, vì vậy, tummy time sẽ hỗ trợ bé luyện tập nâng đầu và ngực, đồng thời giúp phát triển cơ tay và lưng của em bé.
Giảm chứng đầu phẳng, bẹp đầu sau
Tummy time giúp giảm hội chứng đầu phẳng, hoặc bẹp đầu khi cho em bé nằm ngửa quá nhiều trong những tháng đầu.
Những tư thế tummy time hiệu quả
Tư thế 1
Tư thế đầu tiên cũng là tư thế đơn giản nhất, bố mẹ hãy tìm một khu vực phẳng và không quá cứng như trên nệm, thảm, …, tránh việc ngực và bụng của bé bị đau trong quá trình tummy time. Sau đó, đặt bé nằm sấp trên bề mặt phẳng. Bố mẹ có thể cùng nằm xuống trò chuyện và tương tác với con, để bé có thể nhanh chóng làm quen với tư thế này.
Tư thế 2
Bố mẹ ôm bé vào lòng và dựa lưng vào ghế hoặc gối mềm, sao cho cả bé và bố mẹ cảm thấy thoải mái. Ở tư thế này, bé sẽ thấy yên tâm hơn khi được ôm trong vòng tay quen thuộc của bố mẹ. Các loại địu vải là trợ thủ đắc lực trong tư thế này. So với những chất liệu khác, địu vải mềm, khiến người ôm và bé dễ chịu hơn rất nhiều. Với bố mẹ có sẵn địu vải ở nhà, địu con theo tư thế M, và ngồi tựa lưng vào ghế mềm để thực hiện tummy time.
Ảnh: mẹ địu bé với địu EmBé Sling Flex màu Mocha (dành cho tổng kí người địu và bé dưới 75kg)
Tư thế 3
Bố mẹ đặt bé nằm sấp trên đùi và trò chuyện hoặc chơi cùng bé. Đối với những bé chưa quen với tư thế này, bố mẹ có thể giữ một bàn chân của bé chạm sàn, bàn chân còn lại nhích cao hơn một chút, để bé có thể dễ dàng nhấc đầu lên. Những em bé hay bị đầy hơi hoặc khó tiêu sau khi ăn no, bố mẹ cũng có thể dùng tư thế này thực hiện tummy time cho bé đấy!
Tư thế 4
Bố mẹ cuộn tròn một chiếc khăn mỏng, hoặc lấy một chiếc gối thấp và mềm, kê dưới ngực bé khi bé nằm sấp. Sau đó, bố mẹ đặt một chiếc gương, đồ chơi, hoặc đồ vật mà bé thích ở phía trước mặt bé, điều này sẽ giúp bé hợp tác hơn trong quá trình tummy time. Ngoài ra, tư thế này còn giúp em bé rèn luyện các cơ ở cổ và lưng một cách tự nhiên hơn.
Tư thế 5
Bố mẹ bế bé trên tay, để mặt trong của cánh tay tiếp xúc với ngực và bụng của bé. Với tư thế này, lưng và cả người bé sẽ tựa và người bế. Đây cũng là một tư thế thú vị để bố mẹ hoặc người thân bế bé trước gương và trò chuyện hoặc chơi đùa cùng bé.
Ngoài 4 tư thế kể trên ra, còn rất nhiều tư thế tummy time mà bố mẹ có thể áp dụng cho bé: tummy time trên bóng, tư thế máy bay, ngực kề ngực với bé …
Nên cho bé tập tummy time trong bao lâu?
Thời lượng thực hiện tummy time phụ thuộc vào độ tuổi và tính cách của bé, dưới đây là thời gian khuyến khích tập luyện tummy time cho từng độ tuổi, bố mẹ tham khảo nhé:
Trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi: Bố mẹ có thể bắt đầu cho bé tập tummy time trong khoảng 1 - 2 phút sau khi bé thức dậy và duy trì ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày.
Trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi: Thời gian tummy time có thể tăng lên 10 - 15 phút mỗi lần, với tần suất 3 - 5 lần/ngày.
Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi: Bố mẹ có thể kéo dài tummy time lên khoảng 15 - 20 phút mỗi lần, thực hiện 3 - 5 lần/ngày để hỗ trợ sự phát triển cơ bắp của bé.
Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: Tiếp tục duy trì tummy time từ 15 - 20 phút/lần và thực hiện 3 - 5 lần/ngày nhằm giúp bé tăng cường kỹ năng vận động.
Lưu ý khi thực hiện tummy time với bé.
Bố mẹ hãy thực hiện khi con đang thức và trong trạng thái tỉnh táo, đừng cố đặt bé nằm sấp khi bé đang buồn ngủ hoặc vừa ăn xong, bé có thể sẽ buồn nôn và không hợp tác.
Nếu nằm sấp quá lâu, bé sẽ cảm thấy mỏi cổ, tay hoặc vai, và bé cũng chưa có khả năng tự xoay đầu để thở nên sẽ có trường hợp bé vô tình úp mặt xuống gối hoặc nệm. Vì vậy, bố mẹ chú ý quan sát con cẩn thận trong quá trình tummy time nhé!
Khi vừa bắt đầu thực hiện tummy time, bé có thể sẽ quấy khóc, không hợp tác hoặc chỉ nằm sấp trong thời gian ngắn. Bố mẹ hãy luyện tập chậm rãi với bé, bắt đầu bằng việc đặt đồ chơi bé yêu thích xung quanh, hoặc nằm xuống trò chuyện và chơi cùng con để bé có thể tập làm quen với tư thế này.
Tummy time là phương pháp khuyến khích bé vận động và giúp bé rèn luyện các cơ cần thiết cho việc phát triển sau này. Tuy nhiên, việc thực hiện tummy time cần có sự giám sát chặt chẽ và cẩn thận của bố mẹ hoặc người lớn để đảm bảo an toàn cho bé. Hy vọng những tư thế và lưu ý trên của EmBé Sling có thể giúp bố mẹ bỉm biết cách tummy time cùng bé sao cho hiệu quả nhất!