Việc có kế hoạch tài chính rõ ràng trước khi có em bé ngoài việc giúp bố mẹ chuẩn bị tài chính đầy đủ để đón chào em bé một cách suôn sẻ, còn giảm bớt căng thẳng tài chính và đảm bảo cả bố mẹ có đủ nguồn lực về sức khỏe và tinh thần để chăm sóc cho bé và gia đình.
Để chuẩn bị tài chính tốt thì cần có một kế hoạch cụ thể, càng chi tiết càng tốt. EmBé Sling gợi ý các bước để bố mẹ có thể lên được bản kế hoạch cho tiết. Cùng tham khảo bài viết sau nhé!
Các bước lập kế hoạch tài chính trước khi có em bé
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại
- Thu nhập hàng tháng: Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập của cả 2 vợ chồng. Ví dụ: lương, thu nhập từ đầu tư, thu nhập phụ.
- Các khoản tiết kiệm và đầu tư hiện có: Xem xét số dư tài khoản tiết kiệm, quỹ đầu tư, và bất kỳ tài sản nào khác mà bạn đang nắm giữ.
- Chi phí hàng tháng: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu cố định như tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt, hóa đơn điện nước, và các khoản chi tiêu khác.
- Nợ: Liệt kê tất cả các khoản nợ bạn đang có như vay mua nhà, vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, và xác định số dư nợ còn lại.
Bước 2: Dự toán chi phí liên quan đến việc có em bé
Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà sẽ có những lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, các khoản chi phí dưới đây là thiết yếu cần chuẩn bị trước khi sinh
- Các chi phí trước khi sinh:
- Khám thai và siêu âm: Tính toán chi phí cho các cuộc hẹn bác sĩ, siêu âm, và các xét nghiệm cần thiết.
- Bổ sung vitamin và thực phẩm chức năng: Chi phí cho các loại vitamin và bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu.
- Đồ dùng và quần áo sơ sinh: Mua sắm các vật dụng cần thiết cho bé như nôi, quần áo, bình sữa, máy hút sữa, máy tiệt trùng,...
- Lớp học cho người chuẩn bị mang thai hoặc chuẩn bị sinh: Nếu bạn dự định tham gia lớp học tiền sản, hãy tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn lớp học phù hợp.
Chị phí ước tính:
- Chi phí sinh con:
- Chi phí bệnh viện hoặc nhà sinh: Ngân sách sẽ phụ phuộc vào việc bạn chọn sinh nơi sinh, dịch vụ sinh con như sinh thường hay sinh mổ, phòng bệnh thường hay là phòng chăm sóc dịch vụ theo yêu cầu.
- Phí sinh mổ (nếu có): Nếu bạn có kế hoạch sinh mổ, tham khảo thông tin ở tại bệnh viện mà bạn chọn về chi phí cho ca phẫu thuật và hồi phục để dự trù viện phí đi sinh.
- Chi phí sau khi sinh:
- Chăm sóc sơ sinh: Chi phí cho việc chăm sóc và điều trị cho bé ngay sau khi sinh.
- Sản phẩm chăm sóc em bé: Chi phí cho các sản phẩm như bỉm, sữa, và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho bé.
- Chi phí nuôi dưỡng em bé hàng tháng
- Sữa cho bé: Trong 6 tháng đầu đời hầu như bé chỉ có nguồn cung cấp dinh dưỡng là từ sữa. Nếu bé của bạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì sẽ tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể.
- Tả bỉm và các sản phẩm chăm sóc: Chi phí cho bỉm, khăn ướt, và các sản phẩm chăm sóc hàng ngày như tăm bông, khăn sữa, sữa tắm, dầu gội trẻ em, phấn rôm,...
- Khám sức khỏe định kỳ: Chi phí cho các cuộc hẹn khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng, và các dịch vụ y tế cần thiết cho bé.
- Giữ trẻ hoặc người chăm sóc: Nếu bạn cần thuê người giữ trẻ hoặc gửi bé đến nhà trẻ, hãy nhớ tính chi phí này vào kế hoạch nhé.
Kế hoạch dài hạn cho tương lai
Khi chuẩn bị có em bé, việc lập kế hoạch dài hạn cho tương lai cũng là rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực tài chính cho cả những nhu cầu hiện tại và tương lai lâu dài của gia đình.
Xây dựng quỹ khẩn cấp và tài khoản tiết kiệm là bước đầu tiên trong kế hoạch tài chính dài hạn. Bạn cần xác định rõ các mục tiêu tiết kiệm, bao gồm việc thiết lập một quỹ khẩn cấp để đối phó với các chi phí bất ngờ và chuẩn bị ngân sách đẩu tư vào giáo dục cho em bé.
Quỹ khẩn cấp là một phần quan trọng trong kế hoạch tiết kiệm và đầu tư, giúp bạn có sẵn tiền để ứng phó với những tình huống không lường trước được. Bạn nên thiết lập quỹ khẩn cấp với số tiền đủ để trang trải ít nhất từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt. Quỹ khẩn cấp hợp lý nên có mức gấp 2-3 lần tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình.
Tài khoản tiết kiệm cho giáo dục là một yếu tố quan trọng, đây sẽ là nguồn tài chính vững chắc để hỗ trợ cho việc giáo dục của bé trong tương lai. Bạn có thể xem xét mở một tài khoản tiết kiệm riêng hoặc quỹ đầu tư dành cho giáo dục. Ví dụ, bạn có thể lập kế hoạch tiết kiệm khoảng 20 triệu VNĐ mỗi năm cho quỹ giáo dục của bé, với mục tiêu tích lũy đủ số tiền cần thiết khi bé đến tuổi học đại học.
Việc thiết lập quỹ khẩn cấp và tài khoản tiết kiệm cho giáo dục không chỉ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, mà còn tạo sự an tâm trong giai đoạn chuẩn bị và chăm sóc em bé. Bằng cách xác định các mục tiêu tiết kiệm rõ ràng và thực hiện kế hoạch đầu tư hợp lý, bạn sẽ đảm bảo rằng gia đình bạn có sự hỗ trợ tài chính cần thiết để đối mặt với mọi thử thách và tận hưởng niềm vui khi đón chào thành viên mới.
Điều chỉnh ngân sách
- Cập nhật ngân sách hàng tháng: Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại và điều chỉnh ngân sách hàng tháng cho phù hợp với các chi phí phát sinh mới liên quan đến việc có em bé. Việc cập nhật ngân sách hàng tháng giúp bạn theo dõi chi tiêu một cách hiệu quả và đảm bảo rằng bạn không bị vượt quá ngân sách.
- Cắt giảm chi phí không cần thiết: Để tối ưu kế hoạch tài chính cho gia đình, hãy xem xét việc cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết hoặc không quan trọng, như là giảm chi tiêu vào các hoạt động giải trí, ăn uống ngoài hoặc mua sắm không cần thiết. Xem xét lại các khoản chi tiêu hiện tại và xác định những phần có thể cắt giảm hoặc điều chỉnh để tiết kiệm thêm tiền.
Ví dụ, nếu bạn chi khoảng 2 triệu VNĐ mỗi tháng cho đi xem phim và giải trí, bạn có thể giảm bớt khoản này để dành thêm tiền cho các chi phí chăm sóc em bé và quỹ khẩn cấp.
Việc chuẩn bị tài chính tạo sự yên tâm khi đón chào thành viên mới. Khi tài chính được chuẩn bị chu đáo, bạn có thể tập trung hơn vào việc chăm sóc gia đình và em bé mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính. Điều này sẽ giúp bạn tận hưởng giai đoạn đặc biệt này trong cuộc đời một cách trọn vẹn và thoải mái hơn.
Xem thêm các bài viết khác: